Chu kỳ kinh tế là gì? Các giai đoạn trong chu kỳ kinh tế

Chu kỳ kinh tế là yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường chứng khoán. Cùng tìm hiểu các giai đoạn của chu kỳ kinh tế để có những hướng đầu tư đúng thời điểm nhé!

Chu kỳ kinh tế là những biến động lặp lại theo quy luật của nền kinh tế. Các nhà đầu tư chứng khoán cần nghiên cứu và nắm rõ nền kinh tế đang ở giai đoạn nào để có thể đề ra phương hướng, chiến lược kinh doanh hiệu quả.

1. Chu kỳ kinh tế là gì?
Chu kỳ kinh tế – Business Cycle – là những biến động của nền kinh tế có tính chu kỳ, thể hiện ở các chuỗi sự kiện được lặp lại theo thời gian, mỗi chuỗi sự kiện sẽ có những điểm đặc trưng riêng.

Như các bạn đã biết, nền kinh tế thị trường không thể mãi tăng trưởng hoặc mãi suy thoái mà nó biến động liên tục, tăng đến một mức độ nào đó sẽ phải giảm, đi xuống đến một chừng mực thì sẽ bắt đầu tăng lên. Và sự lặp đi lặp lại này gọi là chu kỳ kinh tế.

Để đo lường chu kỳ kinh tế, các chuyên gia sẽ lấy số liệu biến động của GDP (tổng sản phẩm nội địa) và so sánh nó với các giai đoạn trước đó. Sự thăng trầm, tăng giảm của GDP cũng nói lên nền kinh tế đang ở giai đoạn suy thoái, phục hồi hay hưng thịnh.

2. Những giai đoạn của chu kỳ kinh tế
Các nhà đầu tư chứng khoán nói riêng và đầu tư trên mọi lĩnh vực nói chung cần am hiểu về chu kỳ kinh tế thì mới có thể đưa ra nhận định, đánh giá hợp lý, từ đó có cơ hội gia tăng lợi nhuận khi giao dịch chứng khoán.

Chu kỳ kinh tế sẽ bao gồm 4 giai đoạn chính như sau:

2.1 Recession – Giai đoạn suy thoái
Đặc trưng của thời kỳ suy thoái là nền kinh tế có dấu hiệu suy giảm như: Lượng hàng hóa sản xuất giảm đi, tỷ lệ thất nghiệp tăng, mức lương thấp, lãi tín dụng bị thắt chặt… Những điều này khiến cho GDP sụt giảm. Tỷ lệ lạm phát ở thời kỳ này giảm nhẹ và có độ trễ nhất định.

2.2 Trough – Giai đoạn đáy chu kỳ
Khi đến giai đoạn đáy nghĩa là nền kinh tế suy thoái ở mức nghiêm trọng, đời sống của người dân và hoạt động của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Nhà nước bắt đầu bơm tiền vào nền kinh tế bằng những hỗ trợ cụ thể như: Giảm lãi suất, trợ giá, tăng lương… để làm giảm đà suy thoái. Ở giai đoạn này, làm phát tăng lên không đáng kể.

2.3 Recovery – Giai đoạn phục hồi
Bước sang giai đoạn phục hồi của nền kinh tế, mức GDP liên tục ở mức dương và tăng trưởng vượt bậc nhờ sản xuất được hồi phục, doanh thu và lợi nhuận của các công ty cao trở lại… Tại thời điểm này, lạm phát ở mức độ vừa phải và có xu hướng giảm nhẹ.

2.4 Peak – Giai đoạn đỉnh của chu kỳ
Khi tiến đến giai đoạn đỉnh của chu kỳ tức là nền kinh tế hưng thịnh, GDP đạt mức cao nhưng tăng trưởng bắt đầu chậm lại do nền kinh tế đã đạt định. Thời điểm này, làm phát bắt đầu tăng nhanh, tiền mất giá… Nhiều dấu hiệu cho thấy nền kinh tế chuẩn bị bước sang giai đoạn suy thoái ở chu kỳ mới khi tăng trưởng GDP 2 quý liên tiếp ở mức âm.

Trường hợp tăng trưởng GDP quý đầu âm, quý 2 dương, quý 3 tiếp tục âm thì sẽ không được tính là suy thoái.

3. Cách đầu tư hiệu quả theo từng giai đoạn kinh tế Việt Nam
Dựa trên các đặc điểm của từng giai đoạn trong chu kỳ kinh tế, nhà đầu tư sẽ có nhận định và chiến lược đầu tư chứng khoán phù hợp. Dưới đây là những kinh nghiệm và thông tin cần thiết để giao dịch chứng khoán theo chu kỳ kinh tế hiệu quả.

Xét về mối quan hệ giữa thị trường chứng khoán và chu kỳ kinh tế thì thị trường chứng khoán phản ánh kỳ vọng của các doanh nghiệp. Đồ thị chu kỳ kinh tế tương đồng phần nào với đồ thị chứng khoán, vì thế, biểu đồ của thị trường chứng khoán thường đi trước một bước so với biểu đồ chu kỳ kinh tế của một đất nước, cụ thể như sau:

  •  Khi nền kinh tế đang ở giai đoạn suy thoái thì thị trường chứng khoán đã đến bước chạm đáy.
  •  Đến khi nền kinh tế chạm đáy thì thị trường chứng khoán lại khởi sắc và tăng nhẹ.
  •  Lúc giá trị thị trường chứng khoán tăng mạnh nhất, thì nền kinh tế mời chỉ bước vào giai đoạn phục hồi.
  •  Và khi nền kinh tế đang tăng trưởng mạnh mẽ nhất thì chứng khoán lại bước vào giai đoạn suy thoái và đi xuống.

Dựa theo mối quan hệ này, các nhà phân tích và đầu tư có thể dự đoán được những xu hướng tiếp theo và xác định thời điểm mua/bán hợp lý, chọn lọc được các mã cổ phiếu có tiềm năng phù hợp để đầu tư. Mỗi giai đoạn của nền kinh tế, nhà nước sẽ đề ra những chính sách kiểm soát hỗ trợ, một số ngành nghề sẽ có sự tăng trưởng nổi bật.

Các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư mới có thể tham khảo lựa chọn mã chứng khoán theo lĩnh vực nào phù hợp với chu kỳ kinh tế dựa vào các gợi ý sau đây:

3.1 Đầu tư gì khi nền kinh tế ở giai đoạn đáy?
Ở giai đoạn này, các nhóm ngành như: tài chính ngân hàng, logistic… sẽ được nhà nước hỗ trợ, bơm tiền để phục hồi. Các ngành nghề này khỏe mạnh sẽ kéo theo sự tăng trưởng của các ngành khác. Thế nên khi nền kinh tế ở giai đoạn đáy, chúng ta nên lựa chọn các mã bluechip thuộc lĩnh vực như: Ngân hàng, chứng khoán, vận chuyển logistic… thì sẽ có khả năng thắng cao.

3.2 Các ngành nghề ưu thế trong giai đoạn phục hồi
Tại giai đoạn này, các ngành thuộc lĩnh vực: công nghệ, xây dựng, vật liệu, công nghiệp… có dấu hiệu tăng trưởng mạnh mẽ thế nên các nhà đầu tư thông minh thường sẽ lựa chọn mã cổ phiếu nằm trong những ngành này thì sẽ có cơ hội sinh lời hấp dẫn.

3.3 Đầu tư mã cổ phiếu nào khi nền kinh tế đến giai đoạn đỉnh?
.Khi nền kinh tế hưng thịnh, đời sống người dân dư dả thì sẽ có nhu cầu cao về du lịch, làm đẹp, chăm sóc sức khỏe… Thế nên những ngành về trang sức, kim loại, năng lượng, du lịch, y tế… thường có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Nhà đầu tư nên chú ý đến những cổ phiếu nằm trong các ngành trên để nghiên cứu đưa vào danh mục đầu tư.

3.4 Các mã chứng khoán phù hợp với giai đoạn kinh tế suy thoái
Ở giai đoạn thì, hầu như đầu tư vào lĩnh vực nào cũng không có lợi. Nhà đầu tư có thể cân nhắc các nhóm ngành được hưởng lợi từ sự suy thoái như: ngân hàng, bất động sản…

093.8888799
093.8888799
Thiết Kế Web Ô tô Bởi Vĩnh XD
Doanh Nghiệp Form